|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

1. Di tích Đình Làng Vai, thôn Bái Thượng, xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa.

Đặc điểm của di tích: Đình làng vai là công trình văn hóa tín ngưỡng có lịch sử xây dựng từ lâu đời, nhưng do trải qua thời gian và chiến tranh nên công trình cũ đã bị tháo dỡ để thực hiện lệnh tiêu thổ kháng chiến. Công trình hiện tại được nhân dân trùng tu lại vào thế kỷ XX trên nền đất cũ.

Tuy mới được trùng tu lại nhưng do nhân dân địa phương luôn có ý thức gìn giữ, bảo lưu nên công trình hiện tại vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính vốn có cùng nhiều hiện vật, đồ thờ tự có giá trị cao trong công tác nghiên cứu khoa học.

Hiện nay, đình làng Vai tọa lạc trên một khuôn viên đất rộng, dựa lưng vào thôn Bái Thượng. Di tích có bình đồ kiến trúc kiểu chữ đinh gồm tòa tiền đình 3 gian 2 chái nối với 1 gian hậu cung nhìn ra hướng nam.

Trong đình hiện còn bảo lưu được nhiều nét kiến trúc và hiện vật cổ thời Nguyễn (thế kỷ XIX-XX) như: Ngai thờ, bài vị, bát hương, sập thờ, hòm sắc, sắc phong, thần tích, mũ thờ, quán tẩy, bảng văn… có giá trị trong nghiên cứu khoa học và tìm hiểu về lịch sử di tích, văn hóa của địa phương.

Đình làng Vai là nơi thờ Thành Hoàng Làng, đồng thời cũng là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, là một trong những địa điểm tổ chức lễ hội truyền thống của nhân dân địa phương từ xưa tới nay. Hội lệ hàng năm được tổ chức vào hai dịp là mồng 5 tháng Giêng (Ngày sinh Thánh),  12 tháng Chín âm lịch (Ngày Thắng trận) với nhiều nghi lễ và các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Đình Đoan Bái, xã Đoan Bái

Đình Đoan Bái là công trình tín ngưỡng được xây dựng từ thời hậu Lê. Đã trải qua hơn 200 năm nhưng ngôi đình vẫn còn chắn chắn. Các bộ phận cấu kiện kiến trúc ở đình Đoan Bái được chạm khắc nhiều hơn. Đề tài trang trí là hình long hý thủy, hình văn kỷ hà cách điệu, hình lá lật… mang phong cách thời Nguyễn.

Bức cửa võng tòa hậu cung đình Đoan Bái là một tác phẩm nghệ thuật đẹp ở thế kỳ XIX, được trang trí hình rồng chầu nguyệt, tứ linh và tứ quý….

Đây là công trình văn hóa tín ngưỡng có giá trị về nhiều mặt, đặc biệt là giá trị kiến trức nghệ thuật, giúp cho các nhà nghiên cứu có thêm nhiều tư liệu về loại hình kiến trúc gỗ cổ truyền Việt Nam, thế kỷ XVIII-XIX.

Đình là Trung tâm sinh hoạt văn hóa, nơi tổ chức lễ hội truyền thống của nhân dân địa phương. Hội đình tổ chức vào ngày 11 – 12 -13, tháng Giêng âm lịch hàng năm. Ngôi Đình là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân từ xưa đến nay.

3. Di tích Đình – Chùa Phú Thuận

Di tích đình, chùa Phú Thuận tọa lạc trên khu đất rộng và bằng phẳng, ở trung tâm thôn Phú Thuận, thuộc thửa đất số 135, tờ bản đồ địa chính số 29, với tổng diện tích cả khuôn viên là 567,6 m2.

 Cụm di tích đình, chùa Phú Thuận là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân thôn Phú Thuận, nó có ý nghĩa về mặt giáo dục truyền thống và nghiên cứu văn hóa, khoa học, mỹ thuật và lịch sử của một thời xã xưa. Cụm di tích đình, chùa Phú Thuận là cụm di tích lịch sử - Văn Hóa được xây dựng từ lâu đời.

4. Di tích Chùa Vai, thôn Bái Thượng, xã Đoan Bái

Di tích chùa Vai là công trình văn hóa tôn giáo của nhân dân địa phương. Chùa Vai là trung tâm sinh hoạt văn hóa tôn giáo của nhân dân địa Phương. Trải qua thời gian, chùa Bái Hạ không còn được nguyên vẹn như xưa nhưng vẫn bảo lưu được nhiều giá trị cổ xưa, một số hiện vật còn lại là những hiện vật quý như: Bộ khung nhà thời Nguyễn, mõ gỗ, bát hương…

Chùa Vai hiện còn lưu giữ được 26 pho tượng phật chủ yếu là chất liệu gỗ, mang phong cách nghệ thuật tiêu biểu thời Nguyễn.

Ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm, dân làng mở hội lớn, thu hút đông đảo khách thập phương về dự hội.

5. Di tích Đình Trên, Bái Thượng, Đoan Bái

Đình Trên là một công trình kiến trúc cổ, được xây dựng từ lâu đời. Lưu giữ được khá nhiều hiện vật, tư liệu có giá trị: Bảng văn (TK XIX), bát hương (TK XIX), quán tẩy (TK XIX)…các hoa văn trên kẻ hiên, cùng hoa văn trên câu đầu và kẻ nghé hai gian chái: hình lần, rồng trong tư thế vận động ẩn hiện trên các vân mây mang niên đại thế kỷ XVIII có giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật cao.

Đình Trên là công trình tín ngưỡng của nhân dân địa phương được dựng lên để thờ Thánh Cả Tam Giang và Thánh Mẫu của người. Từ xưa tới nay, đình là nôi sinh hoạt tín ngưỡng, nơi tổ chức lễ hội truyền thống của nhân dân địa phương. Lễ hội lớn của đình được tổ chức vào ngày 11 tháng 9 âm lịch. Lễ hội kéo dài 2 ngày, gồm cả phần lễ và phần hội.

6. Di tích Lăng họ Hà

Lăng họ Hà được khởi công xây dựng từ năm 1723 niên hiệu Bảo Thái thứ 4. Trải qua gần 300 năm, vượt lên sự tàn phá của chiến tranh, thiên tai, địch họa, công trình vẫn tồn tại uy nghi trên vị trí cũ. Tuy không còn nguyên vẹn như ngày đầu khởi dựng nhưng hiện nay di tích vẫn bảo lưu được những giá trị nội dung phong phú về lịch sử - văn hóa.

Lăng họ Hà là công trình văn hóa, tín ngưỡng được nhân dân địa phương và con chàu trong gia tộc họ hà xây dựng lên đẻ làm nơi lưu giữ mộ phần, nơi thờ phụng, tưởng niệm tướng công Hà Phúc Tuệ - một vị quan lớn từng giữ chức Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Ty lễ giám, Kiêm Thái giám Cấp vũ hầu dưới triều vua Lê Chúa Trịnh. Ông là một vị quan thanh liêm, đức độ với dân, có nhiều công lao trong quá trình giữ gìn độc lập dân tộc, phát triển quê hương, làng xã. Hơn nữa, tên tuổi của ông còn gắn liền với một gia tộc bao đời kế tục truyền thống hiếu học và thượng võ.

Trải qua gần 300 năm tồn tại cùng lịch sử dân tộc nhưng lăng họ Hà vẫn bảo lưu được nhiều nét kiến trúc văn hóa cổ: Phần cổng lăng xây dựng kiểu cuốn vòm và phần tường bao xung quanh hầu như còn nguyên vẹn nét kiến trúc nguyên sơ. Các tổ hợp kiến trúc này hoàn toàn được xây cất bằng những viên gạch đá ong với gam màu nâu sậm bởi sự phong hóa của thời gian. Nội lăng còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ quý giá được tạo tác bằng chất liệu đá xạnh mang niên đại thế kỷ thứ XVIII như: Phần mộ Hà tướng công, linh cẩu (02 con), voi (01 con), tượng võ sĩ (02 pho), nhang án (02 chiếc)… Đặc biệt, trong di tích hiện còn lưu giữ được một tấm bia đã tứ diện “Hậu thần bi ký” thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Bảo Thái Thứ 4 (1723).

Di tích tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng, thoáng đãng ở giữa cánh đồng làng Cầu. Đây không chỉ là nơi thờ phụng một người con ưu tú của quê hương, nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng trong phạm vi gia tộc họ Hà mà còn là của cả nhân dân thôn làng nơi đây từ bao đời nay. Hằng năm, vào các ngày sóc, vọng, kỵ nhật tướng công Hà Phúc Tuệ (ngày 22 tháng Hai âm lịch), kỵ nhật cha ông (vào ngày 14 tháng Ba âm lịch), kỵ nhật mẹ ông (vào ngày 27 tháng Sáu âm lịch) và ngày 24 tháng Chạp gia tộc họ Hà và nhân dân trong thôn đều tới đây thắp hương làm lễ, tưởng nhớ tới công đức của một vị quan đức độ, nhân từ, có nhiều công lao với dân, với nước.

Thông báo Thông báo

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Tin hoạt động Tin hoạt động

Công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ Hoàng Huy tự hào là doanh nghiệp tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 8,190
Tổng số trong ngày: 69
Tổng số trong tuần: 733
Tổng số trong tháng: 1,802
Tổng số trong năm: 9,912
Tổng số truy cập: 27,042