|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
CẢI CÁCH ĐỊA PHƯƠNG

BẢN TIN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

(Ngày 29 tháng 5 năm 2024)

 

 

 

CẢI CÁCH ĐỊA PHƯƠNG

Vneconomy.vn 29/5:

TPHCM: Thời gian đăng ký hộ kinh doanh tại Quận 4 chỉ còn 1 ngày

Ngày 28/5, UBND Quận 4 đã ra mắt mô hình rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đăng ký hộ kinh doanh từ 03 ngày xuống 01 ngày làm việc…

 

Cụ thể, 5 thủ tục có thể rút ngắn thời gian thực hiện như: Đăng ký thành lập hộ kinh doanh; Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh; Tạm ngừng kinh doanh; Chấm dứt hoạt động kinh doanh; Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

 

Theo đại diện Phòng Kinh tế Quận 4, thời gian qua, phong trào thi đua nghiên cứu, phát huy sáng kiến, cải tiến trên địa bàn Quận 4 ngày càng được các cơ quan, đơn vị quan tâm đầu tư, nghiên cứu và triển khai tốt trong chính cơ quan, đơn vị mình và đã mang lại hiệu quả nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Quận.

 

Các ban ngành đoàn thể, cơ quan, đơn vị trực thuộc Quận 4 triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ tích cực nhằm phát huy sức sáng tạo của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, học sinh, sinh viên, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Quận.

Congly.vn 28/5:

Hà Nội: Xây dựng Bộ Chỉ số Cải cách hành chính

UBND TP Hà Nội vừa có kế hoạch xây dựng Bộ Chỉ số Cải cách hành chính áp dụng đối với các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại thành phố và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành phố.

 

Theo đó, kế hoạch nhằm xây dựng kênh thông tin để người dân, tổ chức trên địa bàn thành phố tham gia đóng góp ý kiến trong nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công do các cơ quan ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn thành phố và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành phố cung cấp.

 

Đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ quan ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn thành phố và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố đối với người dân, tổ chức, doanh nghiệp thành phố.

 

Bộ Chỉ số phải bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn triển khai công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị trên cơ sở Bộ Chỉ số Cải cách hành chính nội bộ thành phố, Chỉ số Cải cách hành chính của các bộ, ngành Trung ương đánh giá đối với các đơn vị trực thuộc, kinh nghiệm triển khai của các tỉnh, thành phố; đồng thời có sự tham gia của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có kinh nghiệm trong xây dựng Chỉ số Cải cách hành chính.

 

UBND TP Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp thu, hoàn thiện, trình UBND TP Hà Nội phê duyệt Bộ Chỉ số Cải cách hành chính trong tháng 9/2024.

Baophapluat.vn 28/5:

Đồng Tháp: Hiệu quả từ việc nâng cao chất lượng cải cách hành chính Tư pháp

Thời gian qua, Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp có nhiều giải pháp tích cực đẩy mạnh hiệu quả và chất lượng công tác Cải cách hành chính (CCHC). Nổi bật là giảm thủ tục, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính. Từ đó, góp phần giảm nhẹ “gánh nặng” về thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

 

Xác định CCHC là nhiệm vụ trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thời gian qua, Sở Tư pháp tỉnh Đồng Tháp đã đề ra nhiều giải pháp đẩy mạnh hiệu quả công việc. Đồng thời, Sở “hiến kế” khắc phục những khó khăn, hạn chế còn tồn tại. Trong đó, tập trung 6 nội dung trọng tâm như, "Cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công, xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số".

 

Có thể nói, xu hướng công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, việc ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện các thủ tục hành chính công trực tuyến được xem là giải pháp tối ưu rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục, giảm gánh nặng, áp lực cho cán bộ công chức. Tuy nhiên, trên thực tế người dân còn ngần ngại và xa lạ với cách làm này. Phần lớn vẫn chọn cách làm “truyền thống” theo lối cũ. Để tháo gỡ vướng mắc này, Sở Tư pháp Đồng Tháp chỉ đạo Chi đoàn của Sở thực hiện mô hình “Công dân không viết”.

 

Theo đó, cử đoàn viên trực tại Trung tâm Hành chính công của UBND tỉnh để hỗ trợ tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến và số hóa hồ sơ. Cách làm này đã giúp nâng cao tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến, Năm 2023, tỷ lệ này đạt đến 37%. Trong quý 1/2024, tiếp tục có sự tăng trưởng vượt bậc. Điều này đánh dấu sự nỗ lực và không ngừng cố gắng của ngành Tư pháp Đồng Tháp trong CCHC.

 

Tiếp đó, Sở Tư pháp Đồng Tháp còn thực hiện mô hình trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh. Theo đó, Sở chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh phối hợp Thanh tra, Văn phòng UBND tỉnh, Hội Luật gia và Đoàn Luật sư tỉnh tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý tại Trụ sở tiếp công dân. Các đơn vị sẽ luân phiên cử người trực tại trụ sở tiếp công dân, khi có người dân đến khiếu nại, tố cáo sẽ giải thích, tư vấn pháp luật trước cho người dân. Việc làm trên giúp người dân biết được những vụ việc nào vượt cấp, không đúng thẩm quyền từ đó hướng dẫn người dân thực hiện cho đúng.

 

Ngoài ra, việc làm nói trên còn giúp giảm tải công việc cho bộ phận tiếp công dân. Được biết, trong năm 2023, Sở thực hiện được 73 vụ việc. Trong đó vụ việc dân sự chiếm 51 vụ, còn hành chính chiếm 18 vụ. Bên cạnh đó, Sở còn quan tâm, chỉ đạo việc thu gọn đầu mối, bảo đảm tinh gọn hợp lý, xây dựng đề án tổ chức lại Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ.

Nhandan.vn 29/5:

Sơn La: Cải thiện, nâng cao chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

Thời gian qua, chính quyền các cấp ở Sơn La có nhiều giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, góp phần tăng chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Sơn La năm 2023, vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, lên 17 bậc so với năm 2022.

 

Theo báo cáo PAPI năm 2023 do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) công bố, Chỉ số PAPI của tỉnh Sơn La đạt 42,3966 điểm, thuộc nhóm 15-16 tỉnh điểm trung bình cao, tăng 1,5272 điểm so với năm 2022. Trong đó, một số chỉ số nội dung ở nhóm trung bình cao, tăng điểm như: Trách nhiệm giải trình với người dân, ở nội dung thành phần tiếp cận dịch vụ tư pháp; thủ tục hành chính công, nội dung thành phần thủ tục hành chính cấp xã/phường; cung ứng dịch vụ công, nội dung thành phần giáo dục tiểu học công lập, cơ sở hạ tầng căn bản; quản trị điện tử, nội dung thành phần sử dụng cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương, tiếp cận và sử dụng internet tại địa phương.

 

Trong đó, tiêu biểu có chỉ số nội dung 5 “Thủ tục hành chính công”, có nội dung thành phần 1 về “Dịch vụ chứng thực, xác nhận của chính quyền”; nội dung thành phần 2 “Thủ tục liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” đã đạt 7,3132 điểm, thuộc nhóm đạt điểm trung bình cao.

 

Để đạt kết quả vượt bậc về Chỉ số PAPI, năm 2023, Sơn La quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận, hài lòng, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển; công khai, minh bạch các thông tin, quy trình, thủ tục hành chính; làm tốt công tác dân vận chính quyền, giải quyết tốt mối quan hệ “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, tôn trọng người dân, tạo điều kiện để người dân tham gia xây dựng chính quyền...

 

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh Sơn La cụ thể hóa, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính, gắn với thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện môi trường kinh doanh; đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước; đẩy mạnh chuyển đổi số; tăng cường giải quyết hồ sơ, xử lý công việc trên môi trường điện tử, giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp.

 

Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Sơn La Cầm Thúy Vân cho biết: Sở chủ trì phối hợp các cơ quan tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La xây dựng kế hoạch giữ vững chỉ số nội dung đạt điểm cao; cải thiện, nâng cao chỉ số nội dung đạt điểm thấp; tập trung triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ cải thiện Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công tỉnh Sơn La, giai đoạn 2021-2025”.

 

Ông Lù Cường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Yên Châu cho biết: Căn cứ bảng mô tả chỉ số nội dung, nội dung thành phần và chức năng, nhiệm vụ, các huyện, thành phố và các ngành còn tập trung đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục giữ vững chỉ số nội dung và nội dung thành phần đạt điểm cao; khắc phục, cải thiện, nâng cao chỉ số nội dung và nội dung thành phần điểm thấp, trung bình thấp, phấn đấu vươn lên trong bảng xếp hạng đánh giá về Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công PAPI.

 

Thực tế khảo sát cho thấy, những tồn tại, hạn chế trong việc giải quyết thủ tục hành chính tại các sở, ngành, huyện, thành phố của Sơn La đã giảm đáng kể. Không còn tình trạng hồ sơ thủ tục hành chính chậm xử lý; tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến, sử dụng internet tăng cao; tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa có ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ, chưa kịp thời giải đáp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, khúc mắc của người dân, đầy đủ đã giảm đáng kể...

 

Từ việc vươn lên đứng thứ 30/63 tỉnh, thành phố, tăng 17 bậc so với năm 2022 cho thấy hiệu quả của việc thực hiện các giải pháp cải thiện và nâng cao chỉ số PAPI, góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, minh bạch, liêm chính, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ ở Sơn La.

Chinhphu.vn 29/5: Phú Yên: Thanh tra yêu cầu kiểm điểm cá nhân chậm trễ giải quyết thủ tục đất đai

Chánh Thanh tra tỉnh Phú Yên ban hành Kết luận thanh tra số 525 về thanh tra trách nhiệm việc thực hiện công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), cung cấp dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức tại một số cơ quan ở tỉnh và UBND cấp huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh.

 

Theo đó, Thanh tra tỉnh xác định trong quá trình thực hiện vẫn còn một số sai sót như: Các đơn vị, địa phương chưa thực hiện tốt việc đánh giá chất lượng giải quyết TTHC theo quy định. Một số đơn vị chưa thực hiện việc luân phiên công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh như: Sở Tài chính và Sở Y tế.

 

Chánh Thanh tra tỉnh Phú Yên yêu cầu Giám đốc các sở: NN&PTNT, Y tế, LĐ,TB&XH, Tài chính; Chủ tịch UBND huyện Tuy An và Chủ tịch UBND TX Đông Hòa tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm, khắc phục những tồn tại, hạn chế, khuyết điểm như đã kết luận đối với tập thể, cá nhân có liên quan trọng công tác giải quyết TTHC.

 

Chỉ đạo thực hiện nghiêm việc tổ chức tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ TTHC theo đúng quy định. Thực hiện số hóa hồ sơ đầy đủ và cập nhật vào hệ thống thông tin giải quyết TTHC để lưu hồ sơ điện tử. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết hồ sơ TTHC.

 

Đối với các hồ sơ giải quyết TTHC bị trễ hạn trong lĩnh vực đất đai, yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Tuy An chỉ đạo kiểm điểm, có biện pháp chấn chỉnh đối với Phòng TN&MT, UBND các xã và các cá nhân có liên quan theo đúng quy định.

 

Yêu cầu Chủ tịch UBND TX Đông Hòa chỉ đạo kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, có biện pháp khắc phục đối với Phòng TN&MT, UBND các xã, phường và các cá nhân có liên quan do để xảy ra việc trễ hẹn, tiếp nhận nhiều lần trong quá trình giải quyết hồ sơ TTHC liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng đất.

 

Giám đốc Sở TN&MT tổ chức kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, có biện pháp khắc phục đối với Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Tuy An, TX Đông Hòa và các cá nhân có liên quan do để xảy ra việc trễ hẹn trong quá trình giải quyết hồ sơ TTHC theo đúng quy định.

Baodongnai.com.vn 28/5:

Đồng Nai: Sẽ kiểm tra việc triển khai thực hiện nghị quyết về chuyển đổi số

Ngày 28/5, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng, Phó trưởng ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh chủ trì cuộc họp với các sở, ngành liên quan về kế hoạch kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05 ngày 28/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

 

Theo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh, việc kiểm tra này nhằm rà soát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của các đơn vị, địa phương theo định hướng của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Nghị quyết số 05, các chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh…

 

Đồng thời, kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số tại các đơn vị, địa phương để có hướng tháo gỡ, xử lý, khắc phục. Ngoài ra, còn nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác chuyển đổi số, đặc biệt là người đứng đầu.

 

Phát biểu tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng yêu cầu Sở Thông tin và truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh và các đơn vị liên quan lập tổ công tác kiểm tra để tổng hợp, báo cáo, rà soát, kiểm tra thực tế, tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh triển khai kế hoạch kiểm tra nói trên một cách phù hợp, hiệu quả.

 

Trong đó, trong tháng 6 tới đây, Sở TT&TT cần hoàn chỉnh kế hoạch, đề cương chi tiết, phương thức tiến hành, thời gian triển khai, phụ lục liên quan bám sát nội dung, yêu cầu đặt ra của kế hoạch kiểm tra.

 

Lãnh đạo tỉnh nhấn mạnh, kế hoạch kiểm tra cần bám sát Nghị quyết số 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Đối tượng kiểm tra dự kiến ở cấp địa phương là 11 huyện, thành phố trong tỉnh. Đối với cấp sở, ngành, yêu cầu tất cả sở, ngành báo cáo các nội dung liên quan đến thực hiện Nghị quyết số 05, đồng thời lựa chọn một số sở, ngành điểm để tiến hành kiểm tra thực tế. Bên cạnh đó, sẽ có một cuộc họp đánh giá chung đối với các sở, ngành, địa phương trong việc triển khai Nghị quyết số 05.

Baoquocte.vn 29/5:

Hải Phòng: Phát huy hiệu quả các mô hình điểm ứng dụng dữ liệu dân cư

Thành phố Hải Phòng trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước đăng ký triển khai đủ 43/43 mô hình điểm của Đề án 06/CP và đã đạt được những kết quả nổi bật.

 

Tính đến ngày 30/4, các đơn vị đã và đang triển khai được 39/43 mô hình của Đề án 06/CP, trong đó nổi bật là mô hình: triển khai 53 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06/CP; khám chữa bệnh sử dụng Qr code thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử và VneID (đã có 184/184 cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã tra cứu, tiếp nhận được thẻ CCCD gắn chíp điện tử đối với bệnh nhân đến khám, chữa bệnh đạt tỉ lệ 100%); xác thực thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ CCCD gắn chíp điện tử; truyền thông nội bộ cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan nhà nước; triển khai tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID bằng việc tuyên truyền, xây dựng video clip “Hướng dẫn tố giác tội phạm qua VNeID” đăng tải trên kênh Youtube để hướng dẫn người dân thực hiện…

 

Tất cả các mô hình sau khi triển khai thực hiện đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng tích cực của người dân và doanh nghiệp. Các mô hình đều có tính thực tiễn trong việc ứng dụng dữ liệu dân cư, đơn giản hóa các thủ tục phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, bảo đảm an ninh, trật tự và mang lại những tiện ích, lợi ích cho công dân và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

 

Ngoài ra, Công an thành phố cũng là đơn vị đầu tiên trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành sớm nhất chỉ tiêu cấp CCCD và các chỉ tiêu thu nhận hồ sơ cấp thẻ CCCD gắn chíp điện tử cho 100% công dân đủ điều kiện trên địa bàn thành phố.

LĨNH VỰC CẢI CÁCH

Vneconomy.vn 29/5: Đơn giản hóa thủ tục, thúc đẩy cho vay nhà ở xã hội

Báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng cho thấy còn rất nhiều rào cản để đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” đạt được mục tiêu như đã đề ra. Trong đó, phải kể đến sự chưa quyết tâm “vào cuộc” của các địa phương và những vướng mắc về nguồn vốn cũng như thủ tục pháp lý.

 

Theo Bộ Xây dựng, đến nay nhiều địa phương chưa thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo; chưa quyết tâm, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao tại Đề án; chưa ban hành kế hoạch triển khai Đề án để đảm bảo hoàn thành mục tiêu đề ra. Nhiều tỉnh, thành phố lớn tập trung nhiều khu công nghiệp có tỷ lệ thực hiện nhà ở xã hội còn thấp so với mục tiêu của Đề án như: Hà Nội, TP.HCM, Đã Nẵng, Cần Thơ, Long An...

 

Nhiều địa phương chưa kịp thời điều chỉnh chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở xã hội của địa phương để phù hợp với mục tiêu của Đề án; chưa xác định rõ nhu cầu về đất đầu tư xây dựng nhà ở xã hội làm cơ sở quy hoạch bố trí đủ quỹ đất phát triển nhà ở xã hội. Nhiều quỹ đất nhà ở xã hội chưa được triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng.

 

Bên cạnh đó, một số địa phương có nhiều dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trong giai đoạn vừa qua nhưng các các cấp chính quyền địa phương chưa quan tâm, tạo điều kiện trong việc lựa chọn chủ đầu tư dự án để triển khai đầu tư xây dựng. Đồng thời, còn hiện tượng sợ sai, sợ trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ.

 

Về nguồn vốn, Bộ Xây dựng cho biết với gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, có ít ngân hàng tham gia cho vay hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội. Hiện nay, ngoài 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (BIDV, Vietinbank, Agribank, Vietcombank) thì mới chỉ có thêm ngân hàng Tiên Phong (TPbank) và VPBank có văn bản đăng ký tham gia chương trình với số tiền đăng ký của mỗi ngân hàng là 5.000 tỷ đồng.

 

Đến nay, các ngân hàng thương mại mới giải ngân 1.144 tỷ đồng, bao gồm: 1.133 tỷ đồng cho chủ đầu tư tại 11 dự án; 11 tỷ đồng cho người mua nhà tại 4 dự án. Trong đó Agribank đã giải ngân 531 tỷ đồng, Vietinbank giải ngân 306 tỷ đồng, BIDV giải ngân 134 tỷ đồng, Vietcombank đã giải ngân 2 tỷ đồng, Tiên Phong bank 170 tỷ đồng.

 

Như vậy, số tiền được giải ngân chưa tới 1%, rất chậm so với mong muốn và nhu cầu thực tế. Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu là do số lượng dự án nhà ở xã hội còn hạn chế. Mới có 30/63 Ủy ban Nhân dân tỉnh gửi văn bản hoặc công bố trên cổng thông tin điện tử về danh mục dự án tham gia chương trình với 72 dự án.

 

Hơn nữa, việc tiếp cận các nguồn vốn vay vẫn chưa thuận lợi. Mức lãi suất cho vay ưu đãi đầu tư xây dựng cũng như để thuê, mua nhà ở xã hội hiện còn cao (đối với chủ đầu tư, mức lãi suất 8%/năm, khách hàng mua nhà ở xã hội 7,5%/năm) nên khách mua nhà ở xã hội cũng ngại vay.

 

Bên cạnh vướng mắc về nguồn vốn, các dự án nhà ở xã hội còn gặp khó khăn về quỹ đất khi cả nước mới quy hoạch được 36,34% quỹ đất nhà ở xã hội so với nhu cầu. Đặc biệt, số lượng thủ tục nhà ở xã hội hiện nay đang nhiều và phức tạp hơn so với dự án nhà ở thương mại.

 

Trong bối cảnh khó khăn này, Viglacera vẫn chủ động nỗ lực tạo lập nên nguồn quỹ nhà ở công nhân với khoảng 8.000 căn hộ đã được đầu tư xây dựng hoàn thiện, nằm trong khu nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp. Với mức giá 8-10 triệu đồng/m2, diện tích từ 26m2 đến 69m2, giá bán một căn hộ đang trong khoảng từ 225 triệu đồng đến khoảng 600 triệu đồng, rất phù hợp với khả năng chi trả của người thu nhập thấp và công nhân lao động trong các khu công nghiệp.

 

“Có được mức giá đó là nhờ Viglacera kết hợp tối ưu hóa các giải pháp thiết kế, đi đôi với chủ động nguồn vật liệu xây dựng tự sản xuất được. Tuy nhiên, đến nay, chúng tôi đang gặp một số khó khăn trong việc kinh doanh những căn hộ này do các quy định hạn chế về đối tượng cũng như điều kiện mua, thuê mua...”, ông Trần Ngọc Anh, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Viglacera, chia sẻ.

 

Đây cũng là lo ngại chung của nhiều doanh nghiệp lớn đang nỗ lực hưởng ứng đề án phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội của Chính phủ. Bản thân Viglacera vẫn tiếp tục triển khai gần 10.000 căn nhà ở xã hội ở 4 địa phương: Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Nam và Phú Thọ; Vingroup cũng tuyên bố đã khởi công 4 dự án, bổ sung 10.000 căn nhà ở xã hội tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Tập đoàn Hoàng Quân thì cho hay trong năm nay sẽ hoàn thành 3.000 căn tại Tây Ninh, Bình Thuận và Trà Vinh…

 

Các doanh nghiệp cho rằng khi nhiều công ty, tập đoàn lớn tham gia, nguồn cung nhà ở xã hội sẽ được cải thiện, không chỉ gia tăng cơ hội tiếp cận nhà ở cho người thu nhập thấp và công nhân lao động, mà còn giúp kéo giảm giá nhà ở, thúc đẩy giao dịch trên thị trường. Từ đó, thu hút thêm sự quan tâm của các doanh nghiệp khác, tạo nên sức mạnh cộng hưởng, bám đích mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội mà Quốc hội, Chính phủ đã đề ra. Bởi vậy, hơn bao giờ hết, sự nới lỏng các điều kiện để thuê và mua nhà ở xã hội chính là một trong những cách thức quan trọng tháo gỡ “nút thắt” cho phân khúc này.

QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH

Bienphong.com.vn 29/5:

Hiệu quả nhờ tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Theo Bộ Tài chính, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2023 đã tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước tổng số tiền là 83.000 tỷ đồng. Công tác quản lý nợ công, tái cơ cấu nợ công được thực hiện chặt chẽ và cơ bản đạt các mục tiêu đề ra, bảo đảm an toàn nợ công, an ninh tài chính quốc gia.

 

Nổi bật là các bộ, ngành đã ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành 30 văn bản để cắt giảm, đơn giản hóa 341 quy định kinh doanh, đơn giản hóa 528/1.086 thủ tục hành chính; các cơ quan nhà nước, tập đoàn, tổng công ty đã thoái vốn và tài sản nhà nước tại 12 doanh nghiệp thu về hơn 230 tỷ đồng.

 

Ngành thanh tra đã triển khai 7.689 cuộc thanh tra hành chính và 193.774 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Qua đó, phát hiện vi phạm về kinh tế hơn 257.000 tỷ đồng, 616ha đất; kiến nghị thu hồi hơn 188.000 tỷ đồng và 166ha đất.

 

Đặc biệt, các bộ, ngành đã tinh giảm được 17 tổng cục và tương đương; giảm 10 cục và 144 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm 108 phòng trong vụ/ban thuộc bộ, ngành; giảm 22 đơn vị sự nghiệp công lập. Các địa phương giảm 13 sở và tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh; 2.572 tổ chức phòng thuộc cơ quan chuyên môn UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Tính đến hết năm 2023, cả nước đã giảm 7.867 đơn vị sự nghiệp công lập, còn 46.385 đơn vị sự nghiệp công lập.

 

Số tiền tiết kiệm được từ những hành động chống lãng phí đã góp phần cùng cả nước dành được khoảng 680.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách tiền lương mới...

 

Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội ghi nhận, công tác quản lý, sử dụng tài sản công cơ bản chặt chẽ, tiết kiệm từ khâu đầu tư, mua sắm đến khai thác, sử dụng. Nhiều bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt việc rà soát, sắp xếp, bố trí lại trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.

 

Song cơ quan thẩm tra đánh giá công tác sắp xếp lại, xử lý nhà, đất còn chậm, còn tình trạng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ, đất và công trình phúc lợi công cộng tại một số địa phương để hoang hóa, lãng phí. Đến thời điểm này, còn 79.404 trụ sở làm việc, nhà ở công vụ, công trình phúc lợi... tại một số địa phương đang để hoang hóa, lãng phí vẫn chưa có phương án xử lý.

 

Trong khi công tác tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử đụng đất tại một số địa phương còn chậm, chưa sát với nhu cầu, khiến 404 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng với diện tích là 18.308ha chưa được xử lý.

 

Rõ ràng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nguồn lực quan trọng để chăm lo cho lợi ích của nhân dân. Tiết kiệm ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm sẽ sinh lợi làm giàu cho đất nước, phục vụ lợi ích của nhân dân ngày càng tốt hơn.

PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN

Thời Nay 28/5: Tăng khả năng tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp

Tiếp cận đất đai là 1 trong 14 chỉ số thành phần (CSTP) của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đây là chỉ số quan trọng tạo điểm đến hấp dẫn, tin cậy, không chỉ thu hút mà còn góp phần giữ chân các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả, lâu dài tại địa phương. Tuy nhiên, kết quả xếp hạng PCI năm 2023 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh.

 

Trong bảng xếp hạng PCI năm nay, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu lần thứ 7 liên tiếp nhờ ghi dấu ấn rõ rệt trong việc giảm gánh nặng hành chính cho doanh nghiệp, tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và nỗ lực cắt giảm gánh nặng chi phí không chính thức cho doanh nghiệp. Tuy vậy, ông Lưu Thành Công, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh thừa nhận: “Vẫn có những khu vực đất đai gặp phải rào cản thủ tục hành chính khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về tài chính, về thời gian, từ đó sẽ hạn chế rất nhiều tiềm năng phát triển lâu dài của các doanh nghiệp. Đây là điều doanh nghiệp rất cần được tháo gỡ kịp thời”.

 

Đất đai hiện đã trở thành lĩnh vực mà nhiều doanh nghiệp phản ánh khó khăn nhất. Trong báo cáo PCI năm 2023, điểm số trung bình chỉ số thành phần Tiếp cận đất đai chỉ đạt 6,75 điểm, giảm đáng kể từ con số 6,94 điểm năm 2022 và 7,01 điểm năm 2021. Cụ thể, tỷ lệ doanh nghiệp không gặp trở ngại về tiếp cận đất đai hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh đã liên tục giảm từ 55,2% năm 2021 xuống 48% năm 2022 và 40,7% của năm 2023.

 

Tỷ lệ doanh nghiệp có thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trong vòng 2 năm qua nhưng không gặp khó khăn chỉ còn ở mức 58,9%, trong khi năm 2022 là 80,1%. Tỷ lệ doanh nghiệp có nhu cầu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không có do thủ tục hành chính rườm rà hoặc lo ngại cán bộ nhũng nhiễu là 21,2%, gần tương đương mức năm 2022 (22,2%) và cao hơn đáng kể mức của năm 2021 (10,45%). Đáng quan ngại, tỷ lệ doanh nghiệp phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh do gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính đất đai lên tới gần 73% vào năm 2023, trong khi năm 2022 và 2021 lần lượt ở mức 42,9% và 53,9%.

 

Nhìn từ dữ liệu này, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký VCCI cho biết, đối với các doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục hành chính đất đai, trở ngại lớn nhất là thời gian giải quyết hồ sơ đất đai dài hơn so với thời hạn niêm yết của văn bản quy định. Kế đến là cán bộ tiếp nhận giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính không hướng dẫn đầy đủ và quy trình, thủ tục giải quyết hồ sơ đất đai không đúng với nội dung được niêm yết hoặc văn bản quy định. Cùng với đó, là việc thực hiện các thủ tục xác định giá trị quyền sử dụng đất rất mất thời gian và giá đất không đúng với nội dung được niêm yết hoặc văn bản quy định. “Do vậy, chính quyền các cấp cần tập trung vào đơn giản hóa quy trình, thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính đất đai và cung cấp thông tin minh bạch hơn cho doanh nghiệp”.

 

Theo ông Tuấn, ở cấp độ địa phương, chính quyền các tỉnh, thành phố có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai dễ dàng hơn thông qua nhiều biện pháp khác nhau: từ xây dựng quy hoạch đất đai hợp lý; chuẩn bị sẵn sàng các quỹ đất sạch cho nhà đầu tư; minh bạch và chủ động cung cấp thông tin về quy hoạch tới các doanh nghiệp cho đến giải quyết thông thoáng các thủ tục thuê, mua đất; nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hỗ trợ tích cực giải phóng mặt bằng; và tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong các thủ tục liên quan khác (chẳng hạn như cấp phép xây dựng) để doanh nghiệp có thể nhanh chóng thiết lập hoạt động trên mặt bằng kinh doanh đã có.

 

Tuy vậy, về bản chất liên ngành và liên cấp của lĩnh vực quản lý đất đai khiến đây là một trong những lĩnh vực phức tạp và khó cải thiện nhất. Chính vì vậy, một trong những điểm mới của Luật Đất đai 2024 là tăng cường phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) và loại bỏ khâu trung gian trong quản lý, sử dụng đất đai nhằm giảm đầu mối trung gian trong giao đất, cho thuê đất. Điều này giúp giảm TTHC đất đai, tạo thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp.

 

Ngoài ra, Luật cũng đã quy định nội dung công khai TTHC về đất đai gồm: cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; cơ quan giải quyết TTHC; đối tượng thực hiện TTHC; thời gian giải quyết đối với từng TTHC; thành phần, số lượng hồ sơ đối với từng TTHC; quy trình và trách nhiệm giải quyết từng TTHC; nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng TTHC; nội dung khác của bộ TTHC (nếu có). Việc công khai về các nội dung trên thực hiện bằng hình thức niêm yết thường xuyên tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; đăng trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện, cấp xã.

 

Đặc biệt, Luật còn quy định rõ trách nhiệm đối với từng chủ thể trong thực hiện các thủ tục này. Cụ thể, UBND các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện TTHC tại địa phương; quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan ở địa phương để giải quyết TTHC về đất đai và TTHC khác có liên quan; tổ chức thực hiện TTHC trên môi trường điện tử. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết TTHC về đất đai phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định và công khai kết quả giải quyết TTHC.

 

Ông Tuấn cho rằng, để giúp giảm thiểu các chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp cần: “Quy định cụ thể từng thủ tục, phương thức công khai, cũng như quy định rõ trách nhiệm đến từng cơ quan, chủ thể liên quan đến việc thực hiện TTHC, Luật sẽ góp phần tăng cường tính minh bạch, cũng như nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong phối hợp, thực hiện các TTHC, tránh tình trạng “cát cứ” khi thực hiện”.

 

Về phía địa phương, ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Chúng tôi xem tiếp cận đất đai là một trong các đột phá của tỉnh để nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thực hiện các dự án, công trình của mình. Chúng tôi xem đất đai là nguồn lực đột phá. Xem cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai là giải pháp để khơi thông nguồn lực này”.

 

Thời gian tới, tỉnh tập trung tháo gỡ các vướng mắc trong thực hiện dự án đầu tư; kiến nghị tháo gỡ, loại bỏ những rào cản trong đầu tư kinh doanh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính; rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, nhất là các lĩnh vực trọng yếu của doanh nghiệp như đất 

アクセス中: 11,514
1日当たりのページのアクセス回数: 32
1週間当たりののページのアクセス回数: 152
1か月当たりのページのアクセス回数: 3,767
1年間当たりのページのアクセス回数: 16,415
ページのアクセス回数 : 33,545