|
ページビュー:
dark-mode-label OFF
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Những bước chuyển trong chuyển đổi số trên 3 trụ cột ở Quảng Nam

 

 TIN TỨC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Vietnamnet.vn 28/5: Những bước chuyển trong chuyển đổi số trên 3 trụ cột ở Quảng Nam

Hiện nay, tất cả các đơn vị ở Quảng Nam đã thực hiện gửi nhận văn bản điện tử đối với hầu hết các văn bản thông thường; 100% doanh nghiệp đã triển khai sử dụng hóa đơn điện tử…

 

Trao đổi với phóng viên VietNamNet, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu cho biết, về Chính phủ điện tử: Hiện nay, tất cả các đơn vị đã thực hiện gửi nhận văn bản điện tử (không kèm bản giấy) đối với hầu hết các văn bản thông thường. Ứng dụng chứng thư số, chữ ký số được triển khai đến 100% cơ quan nhà nước của tỉnh, từ cấp tỉnh đến cấp xã. Kho lưu trữ điện tử dùng chung của tỉnh đã hoàn thành, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đã kết nối với CSDL quốc gia về dân cư, đã triển khai hạ tầng, kỹ thuật kết nối hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh với hệ thống phần mềm dịch vụ công liên thông.

 

Về Kinh tế số: Trên 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng nền tảng số trong hoạt động quản trị nội bộ, sản xuất, kinh doanh với mức độ khác nhau; 100% doanh nghiệp phát sinh số thuế phải nộp đã thực hiện nộp thuế điện tử; việc quản lý nhân sự, hàng hóa, thu chi kế toán được thực hiện bằng phần mềm; 100% doanh nghiệp đã triển khai sử dụng hóa đơn điện tử; 100% siêu thị, trung tâm thương mại có thiết bị thanh toán POS không dùng tiền mặt…

 

Về Xã hội số: Tăng cường phổ cập, khuyến khích người dân sử dụng dữ liệu di động tốc độ cao 4G và sử dụng thiết bị di động thông minh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 76,8% thuê bao điện thoại thông minh.

 

Hiện nay 18/18 huyện, thị xã, thành phố triển khai thành lập tổ công nghệ cộng đồng cấp thôn, trên địa bàn tỉnh có 241/241 xã đã thành lập tổ công nghệ cộng đồng với 1200 tổ công nghệ số cộng đồng với trên 6.200 người tham gia.

 

Theo ông Hồ Quang Bửu, trong năm 2023 các cơ quan, địa phương trên toàn tỉnh đã nỗ lực tập trung triển khai nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, các cơ quan ngành dọc, UBND cấp huyện; giữa các đơn vị, bộ phận, cán bộ, công chức, viên chức trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm gây chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp.

 

Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính. UBND tỉnh tiếp tục đẩy mạnh rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đảm bảo nguồn lực, hoàn thành nhiệm vụ…

TTXVN/VietnamPlus.vn 28/5: Quản chặt hóa đơn điện tử để phòng ngừa tham nhũng và buôn lậu

Cơ quan Thuế và Công an sẽ tăng cường công tác phối hợp trao đổi thông tin, tài liệu, dữ liệu, kết quả khởi tố điều tra…, để kịp thời phòng ngừa, trấn áp tội phạm trong quản lý thuế và hóa đơn.

 

Việc triển khai hóa đơn điện tử trên toàn quốc đã góp phần làm thay đổi phương thức quản lý theo hướng tự động và ngăn chặn, phòng chống tình trạng gian lận thuế, trốn thuế...

 

Tuy nhiên, cơ quan chức năng cho biết các loại tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu đã và đang dần có sự “thích ứng” với việc sử dụng các phương thức, thủ đoạn phạm tội mới.

 

Thông tin từ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an), cho biết tình hình mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn vẫn đang có chiều hướng diễn biến ngày một phức tạp.

 

Thượng tá, Phó giáo sư, Tiến sỹ Phạm Tiến Dũng, Trưởng Khoa Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường, nhấn mạnh việc triển khai hệ thống hóa đơn điện tử đã giúp ngành Thuế tạo bước đột phá mới trong việc quản lý rủi ro, quản lý thuế, thực hiện kết nối, chia sẻ và cung cấp dữ liệu cho các cơ quan Nhà nước khác. Đặc biệt là cơ quan chức năng trong điều tra, xử lý tội phạm.

 

Song, ông Dũng cũng chỉ ra tình trạng mua-bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp còn là nguyên nhân dẫn đến sự phức tạp của tình hình về tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu.

 

Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề này, ông Mai Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã thành lập doanh nghiệp (không để sản xuất-kinh doanh) với mục đích bán hóa đơn khống để thu lợi bất chính. Cùng với đó, một số doanh nghiệp đã mua hóa đơn không hợp pháp nhằm chiếm đoạt thuế của Nhà nước và nhiều các mục đích khác (như kê khai khấu trừ thuế, giảm số thuế nộp ngân sách Nhà nước, sử dụng hóa đơn để hợp thức hóa cho hàng hóa trôi nổi, hoá hàng buôn lậu, tham ô, lập khống chi phí phát sinh để giảm thu nhập chịu thuế hay sử dụng hóa đơn đầu vào để tăng hoàn tiền thuế…).

 

Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tính riêng năm 2023, ngành đã chuyển 88 hồ sơ sang cơ quan công an kiến nghị điều tra, khởi tố và nhận hơn 4.400 yêu cầu cung cấp hồ sơ từ cơ quan Công an nhằm quản lý, trấn áp tội phạm kinh tế. Một số vụ án điển hình đã bị khởi tố, như vụ án mua bán hóa đơn giá trị gia tăng không hợp pháp do Nguyễn Minh Tú cầm đầu, vụ án mua bán hóa đơn của đối tượng Trương Xuân Đước, vụ án Hoàng Đặng Ngọc Mỹ Trang và đồng phạm phạm tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn và trốn thuế.

 

Trong thời gian tới, Tổng cục Thuế tiếp tục chỉ đạo cơ quan Thuế các cấp bám sát nội dung Chương trình phối hợp số 01/CTPH-BTC-BCA ngày 28/12/2022 giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Công an về phối hợp công tác bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong lĩnh vực tài chính giai đoạn 2022-2025. Trên cơ sở đó, hai cơ quan sẽ tăng cường công tác phối hợp trao đổi thông tin, tài liệu, dữ liệu, kết quả khởi tố điều tra…, để đảm bảo kịp thời phòng ngừa, trấn áp tội phạm trong lĩnh vực quản lý thuế và hóa đơn.

Vietnamnet.vn 27/5: Nam Định tích cực lan tỏa kinh nghiệm trong thực hiện chuyển đổi số

Sở TT&TT tỉnh Nam Định đã tạo môi trường chuyển đổi số (CĐS) thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm, cách làm CĐS, kích thích tinh thần sẵn sàng CĐS của các địa phương, đơn vị.

 

Nam Định bắt tay thực hiện CĐS với nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhận thức về CĐS và nguồn đầu tư cho công nghệ thông tin trong giai đoạn dài chưa tập trung quyết liệt; nhân lực công nghệ thông tin thiếu và yếu… Nhưng sau gần 3 năm nỗ lực thực hiện, đến nay tỉnh đã nằm trong top 10 của toàn quốc với những chỉ số đột phá trong xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số và xã hội số. Một trong những giải pháp hiệu quả là việc tích cực phổ biến, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm CĐS hiệu quả của các địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh.

 

CĐS là đòi hỏi tất yếu trong quá trình phát triển trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0. Tuy nhiên đây là lĩnh vực mới, chưa có mô hình tiêu chuẩn để học hỏi, rút kinh nghiệm nên để tạo được xung lực thúc đẩy CĐS toàn diện, trong quá trình thực hiện CĐS, Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh yêu cầu mỗi địa phương, mỗi ngành chú trọng công tác tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CĐS và chia sẻ để các đơn vị, địa phương khác tham khảo, học tập, áp dụng. Là cơ quan thường trực của tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ CĐS, Sở Thông tin và Truyền thông (TT và TT) có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng lộ trình CĐS và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển khai các bước CĐS, xây dựng chính quyền điện tử...

 

Sở đã chủ trì xây dựng chuyên mục CĐS trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; đồng thời đề nghị các sở, ngành, địa phương, cơ quan truyền thông của tỉnh mở chuyên mục CĐS để thông tin chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chia sẻ những cách làm hay về CĐS của đơn vị mình. Sở cũng đã thành lập nhóm Zalo Đội ngũ nòng cốt CĐS để cập nhật, phổ biến thông tin về CĐS cho trên 500 thành viên là cán bộ phụ trách CĐS của UBND tỉnh, các sở, ngành và địa phương trong tỉnh. Phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân trên địa bàn tỉnh truy cập Chuyên mục câu chuyện CĐS trên website: http://t63.mic.gov.vn, http://c63.mic.gov.vn/ để tham khảo những sáng kiến, cách làm, kinh nghiệm, bài học, mô hình hay về CĐS trên cả nước; đồng thời chia sẻ trực tuyến các câu chuyện CĐS phù hợp trên trang thông tin điện tử của đơn vị mình và các kênh thông tin khác.

Kinhtedothi.vn 27/5: Lào Cai chuẩn bị thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường vừa ký ban hành văn bản số 2687/UBND-KSTT ngày 24/5/2024 về việc chuẩn bị các điều kiện để thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID.

 

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường đã có ý kiến chỉ đạo: giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu tài liệu mô hình kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ, hướng dẫn sử dụng phần mềm thực hiện cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID theo tài liệu hướng dẫn tại Văn bản số 4031/TCTTKĐA để chuẩn bị các điều kiện cần thiết về hạ tầng, kết nối, nhân lực triển khai.

 

Trên cơ sở đó xây dựng lộ trình cấp phiếu lý lịch tư pháp triển khai trên VNeID từ giờ đến 01/7/2024,  gửi Tổ Công tác triển khai Đề án 06 qua Cục C06 - Bộ Công an, UBND tỉnh trước ngày 30/5/2024.

 

Giao Sở Tư pháp chủ động nghiên cứu tài liệu hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID (tại Văn bản số 4031/TCTTKĐA), đồng thời phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan chuẩn bị các điều kiện cần thiết (thiết bị, nhân lực…) để sẵn sàng triển khai cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID được nhanh chóng, thông suốt; Đẩy mạnh số hóa, làm sạch thông tin trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, tránh tình trạng chậm trả kết quả cho công dân do chưa đảm bảo cơ sở dữ liệu đúng, đủ, sạch, sống để thực hiện tra cứu.

 

Đồng thời, đề nghị Công an tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn tại Văn bản số 4031/TCTTKĐA để sẵn sàng triển khai cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID (thực hiện tiếp nhận, xem các yêu cầu tra cứu xác minh, xác minh, trả kết quả…).

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Plo.vn 28/5: Cách xuất trình GPLX trên VNeID từ ngày 1-6-2024

GPLX là viết tắt của giấy phép lái xe, một loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho phép cá nhân được lái xe cơ giới trên đường.

 

GPLX có vai trò quan trọng trong việc chứng minh năng lực và trình độ của người lái xe, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông và là cơ sở để xử lý vi phạm giao thông.

 

Tại Việt Nam, GPLX được phân thành nhiều hạng khác nhau, mỗi hạng cho phép lái một số loại xe nhất định. Đơn cử như GPLX hạng A, B, C, D, E, F…

 

Thông tư 05/2024/TT-BGTVT sửa đổi hàng loạt các Thông tư liên quan đến vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, phương tiện và người lái sẽ có hiệu lực từ 1-6.

 

Quy định mới nêu rõ: “Giấy phép lái xe bằng vật liệu PET hợp lệ là giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp, có số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn in trên giấy phép lái xe trùng với số phôi, ngày cấp, ngày hết hạn trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe hoặc có thông tin giấy phép lái xe đã được xác thực trên VNeID”.

 

Như vậy, bắt đầu từ ngày 1-6-2024, nếu GPLX trên VNeID đã được phê duyệt (xác thực) thì sẽ được xem là hợp lệ.

 

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy tải ứng dụng VNeID trên điện thoại lên phiên bản mới nhất thông qua Google Play hoặc App Store.

 

Bước 2: Tiếp theo, người dùng chỉ cần mở ứng dụng VNeID và đăng nhập bằng tài khoản tương ứng. Tại giao diện chính, bạn hãy bấm vào mục Giấy phép lái xe, xác thực lại bằng passcode hoặc vân tay. Lưu ý, trong trường hợp không thấy mục Giấy phép lái xe, người dùng chỉ cần truy cập vào mục Ví giấy tờ - Giấy phép lái xe.

 

 

Bước 3: Để xuất trình GPLX trên VNeID khi được CSGT yêu cầu, bạn hãy chọn Xuất trình giấy tờ, đánh dấu vào hai ô Giấy phép lái xe và Đăng ký xe, sau đó bấm Xác nhận. Lúc này, màn hình điện thoại sẽ hiển thị thông tin GPLX lái xe bao gồm số giấy phép, ngày cấp, giá trị sử dụng, nơi cấp… và các thông tin liên quan.

アクセス中: 11,657
1日当たりのページのアクセス回数: 40
1週間当たりののページのアクセス回数: 160
1か月当たりのページのアクセス回数: 3,775
1年間当たりのページのアクセス回数: 16,423
ページのアクセス回数 : 33,553